Cách trồng sâm bố chính trong chậu, cách ươm hạt sâm bố chính
*Tên khoa học: Abenmoschus moschatus ssp. tuberosus (Span.) Borss
*Họ Bông - Malvaceae. *Tên khác: Sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm phú yên *Bộ phận dùng: Rễ phơi khô (Radix Hibisci sagittifolii), hoa, hạt *Thành phần hoạt chất: Rất nhiều tinh bột và tới 35-40% chất nhầy, Asparagin, đường Sacaroza
*Công dụng:
Sâm bố chính phối hợp với các vị thuốc khác để chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, viêm họng, viêm phế quản các chứng ho, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, gầy còm, , kinh nguyệt không đều, khí hư, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt.
Cách trồng sâm bố chính trong chậu
KỸ THUẬT TRỒNG SÂM BỐ CHÍNH TRONG CHẬU
1. Chọn đất và làm đất:
Chọn đất tơi xốp, độ ẩm trung bình, đủ ánh sáng. Làm đất toàn diện, lên luống rộng
70 – 80cm, đủ trồng 2-3 hàng với cự ly 30 x 30 cm theo hình nanh sấu. Bón lót phân
chuồng hoai có trộn 2% supe lân theo rạch hay theo hốc nhỏ.
2. Thời vụ làm đất: cuối tháng 12, trồng vào đầu vụ xuân.
3. Giống và cách trồng
- Ươm tạo cây con bằng hạt hay hom cành trên luống hoặc khay vào tháng 10 và
tháng 11 để bứng trồng vào tháng 1, 2 năm sau. Nếu có đủ lượng hạt có thể gieo hạt
thẳng sau khi đã xử lý bằng cách ngâm nước ấm trong 10 giờ, ủ ẩm trong túi vải
khoảng 2 ngày rồi đem trộn với tro bếp và cát mịn rồi gieo theo rạch; phòng chống
nấm bệnh, côn trùng gây hại và tránh mưa lớn làm gãy đổ khi cây còn non, yếu.
Khi cây đã cứng cáp bứng tỉa để dặm theo mật độ mong muốn.
- Trồng bằng cây con gieo trong bầu: sau khi đã chuẩn bị xong vườn trồng cây,
đào hố theo khoảng cách đã định 30 x 30cm, xé bỏ túi bầu ươm tránh để bị đứt rễ.
Đặt cây đứng thẳng rồi lấp đất, ấn đất quanh gốc để giữ cây đứng thẳng. Trồng
xong phải tưới nước giữ ẩm ngay cho cây.
4. Chăm sóc:
- Tưới nước thời gian đầu mới trồng và khi thời tiết khô hạn.
- Làm cỏ, phá váng và diệt trừ sâu ăn lá, đề phòng gia cầm phá hoại.
- Bón thúc nước phân chuồng hoai khi cây đẻ nhánh; nếu không có nhu cầu lấy hạt
giống thì nên định kỳ cắt nụ hoa để cây cho rễ củ nhiều và to.
5.Kỹ thuật thu hái và sơ chế:
- Thu hoạch vào mùa thu, đông.
- Đào rễ, cắt bỏ thân, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước gạo một đêm, vớt ra làm chín,
phơi khô.
+) Bài thuốc chữa ra mồ hôi nhiều, người còn ấm, chân tay quyết lạnh:
Sâm bố chính 20g, hoàng kỳ 80g ( tẩm nước phòng phong sao), đương quy 20g
( tẩm mật rượu sao), phục linh 12g ( tẩm sữa), chích thảo 8g, lộc nhung 8g
( tẩm rượu nướng), long cốt 8g, mẫu lệ 8g ( đều nung nghiền nhỏ). Sắc uống trong
ngày.