Hotline: Tel: 0904 169 541
Địa chỉ bán hạt sâm bố chính , giá hạt sâm bố chính
1.Mô tả cây sâm bố chính
Sâm bố chính là loại cây thân thảo sống dai, mọc đứng một cách yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh, cao chừng 1 m hay hơn. Rễ mẫm màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, có đường kính 1,5 – 2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm. Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp. Mặt lá có lông đơn hay hình sao. Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8cm.
Địa chỉ bán hạt sâm bố chính
Cuống hoa dài 5 – 8cm, có lông cứng, hơi phồng đầu. Tiểu đài cấu tạo bởi 7 – 10 bộ phận, dài 12 – 14mm, có lông tua tủa, đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm, 5 cánh hoa dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn. Nhiều nhị hàn liền với nhau thành một cột. Bao phấn phủ cột đỏ đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến. Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần tiểu đài, ngoài mặt có lông, khi chín, quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông. Hạt hình thận, màu nâu, ngoài mặt có những đường vân rất sít nhau thành những gợn hay những ụ màu vàng.
Cách ươm hạt giống sâm bố chính
2. Phân bố, thu hái và chế biến
Sâm bố chính mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam. Miền Bắc có nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tỉnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hòa Bình và Tây Bắc.
Tại nhiều nơi khai thác cả cây vông vang (Hibis-cus abelmoschus L.). Hai cây hơi giống nhau nhưng có điều khác là cây vông vang lớn hơn, lông dài hơn, hoa vông vang sắc vàng, hoa bố chính sắc đỏ.
Có người lại nói sâm báo ở Thanh Hóa là tên khác của sâm bố chính, thực tế cây sâm báo (mọc nhiều ở núi Báo – Thanh Hóa) cùng họ Bông, cây giống cây sâm bố chính nhưng hoa nhỏ hơn, sắc vàng. Có lẽ nó thuộc loài Hibiscus sagittifolius var. septentrionalis Gagnep.
Đào rễ về, có nhiều cách chế biến khác nhau:
– Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo 1 đêm, vớt ra để khô nước đổ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật khô.
– Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm sấy cho thật khô.
– Cũng có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua hai ngày hai đêm (cứ 10 kg rễ dùng 300g phèn chua tán nhỏ, hòa tan vào nước lã). Rửa sạch phơi nắng hay sấy khô.
– Có người cầu kỳ lại ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt nhưng không cần thiết.
Đào rễ cẩn thận để khỏi thương tổn rễ. Sau đó cắt bỏ thân và đầu rễ. Có khi cắt bỏ cả rễ chính nếu xơ quá.
Sấy hay phơi ngoài trời cho se, dùng dao cạo bỏ vỏ mỏng. Củ to và dày phải bổ dọc cho chóng khô, sau đó đem phơi hoặc sấy.
Tất cả công việc trên phải tiến hành hết sức mau, nhất là thời gian chế biến không nên kéo dài để tránh các đốm đen do mốc, làm giảm giá trị của thuốc.
Khi sấy không nên để nhiệt độ cao quá 400C.
Do việc cạo vỏ ngoài tốn nhiều công phu quá cho nên năm 1940. Viện nghiên cứu cây thuốc VILAR Liên Xô cũ có nghiên cứu so sánh và đi đến kết luận là không cần thiết cạo vỏ mỏng.
Địa chỉ bán hạt sâm bố chính
3. Sâm bố chính và công dụng chữa bệnh
Sâm bố chính có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình; có tác dụng bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức. Ở Trung Quốc, người ta xem rễ, lá như có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bài nung bạt độc.
Giống Cây sâm bố chính
3.1 Công dụng:
Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn.
Hiện nay, nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.
Ở Trung Quốc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở. Ngày dùng 6-12g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.
Giống Cây sâm bố chính
3.2 Các bài thuốc có sâm bố chính
– Bổ khí huyết: Sâm bố chính 30g, Hồi dầu 12g, Hoài sơn, Đương quy, Ý dĩ sao, đều 15g, sấy khô, tán bột làm viên với mật ong hay mạch nha, uống mỗi ngày 15-20g.
– Người suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, đái són: Sâm bố chính nấu thành cao, hoà với sữa người hay cao ban long uống.
– Bạch đới: Rễ Sâm bố chính giã nhỏ và nấu với gạo nếp ăn.
4 .Cách trồng sâm bố chính và ươm hạt sâm bố chính
+Cách ươm hạt giống
- Chọn hạt giống to, chắc và không lép.
- Ngâm hạt trong nước
- Ủ hạt 2-3 ngày trong khăn ẩm
- Vớt hạt ra và gieo trồng chậu hoặc trong bầu đất
Cách ươm hạt sâm bố chính
+Cách chăm sóc cây con
- Sau khi hạt nảy mầm thành cây con, trong giai đoạn từ 2-6 tuần đầu cần chen chắn và giữ ẩm tốt cho đất . Tránh ánh sáng trực tiếp
- Sau 6 tuần có thể mang cây con ra trồng tại ruộng . Với khoản cách 30-50cm 1 cây.
- Mùa mưa cần giữ cho đất thoát nước tốt, tránh cho cỏ dại phát triển.
+Cách phòng trừ sâu bệnh
- Phòng trừ côn trùng gậy hại: sâu , châu chấu, bọ trĩ
- Phòng trừ bệnh ún thân, ún củ, bằng thuốc trừ sâu sinh học
+Cách thu hoạch và sơ chế
.Thu hoạch củ sâm bố chính lúc cây ít ra hoa và trái
. Thu hoạch lúc đât có độ ẩ cao , giúp củ sâm bố chính không bị gãy
+Làm đất và tái sản xuất trồng cây sâm bố chính.
. Sau khi thu hoạch củ sâm bố chính xong cho đất nghỉ ngơi khoản 1-1.5 tháng. Sau đó cày xới , lên luống và bón phân chuồng bón vôi ho đất phục hồi. Khoản 15 ngày sau khi làm đất có thể tiến hành tái sãn xuất trồng cây sâm bố chính
Liên hệ Nhân 078 270 4691 khi mua hạt sâm bố chính
Liên kết :